399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Sếp của tôi là bà Susan, một phụ nữ trung niên tóc bạch kim và đeo kính. Bà thích mọi người gọi mình đơn giản là Sue. Như hầu hết người nước ngoài lần đầu tới Việt Nam làm việc, lúc mới đến thành phố, bà khá căng thẳng trước thời tiết nóng bức và tình trạng giao thông. Nhưng sau một tháng, bà đã tự đi xe đạp từ nhà đến văn phòng, thích xuống quán cà phê nhỏ góc đường và nói rành rọt một câu tiếng Việt: “Cho chị một ly cà phê sữa đá, em ơi!”- cho dù đó là một cô bé phục vụ vui vẻ hay ông chủ quán mặt mũi cau có. Thân thiện cởi mở với mọi người, nhưng trong công việc, Sue vô cùng kỹ tính và nghiêm khắc. Bà luôn nhấn mạnh với tôi: Tiền bạc cần sử dụng đúng chỗ và công bằng. Học bổng chỉ được trao cho những ai hoàn cảnh khó khăn, học giỏi và có những kế hoạch giá trị trong tương lai. Vì thế, mỗi đợt xét hồ sơ học bổng, bà và tôi phải làm việc căng thẳng, cân nhắc lên xuống chiếc , nhất định không chọn nhầm và quan trọng hơn nữa là không bỏ sót các em thực sự thích hợp.
Cuối năm ấy, có một đợt tuyển chọn học sinh trung học cho đợt du học vào học kỳ mùa Xuân. Trên bàn của tôi có hơn năm chục bộ hồ sơ đăng ký. Sau khi xem xét bảng điểm và các bài viết tự giới thiệu bằng tiếng Anh, tôi chọn lại mười em đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn, gọi điện thoại hẹn thời gian đến văn phòng, để Sue phỏng vấn. Có một cú điện thoại khá lạ, khi tôi liên lạc với một em tên Sương, hiện đang học lớp 11. Đầu máy bên kia nói chờ một chút. Trong khi chờ đợi, tôi có thể nghe thấy âm thanh vọng ra từ TV và máy hát, rồi tiếng ai đó tập đàn piano. Khi tôi định gác máy thì vang lên một giọng nói rụt rè. Sương rất ngạc nhiên biết mình có tên trong danh sách phỏng vấn kinh doanh quạt công nghiệp. Để tránh việc kỳ vọng quá lớn, tôi cũng nói trước với em rằng, được phỏng vấn chưa phải là tất cả. Vì cuối cùng, chỉ có ba em được nhận học bổng mà thôi. Nhưng tôi có thể thấy đầu dây bên kia rất vui và hy vọng. Sương hứa sẽ đến văn phòng đúng giờ vào sáng cuối tuần.
Tôi nhận ngay ra Sương trong các em đến phỏng vấn. Không phải vì em là một trong hai em nữ, mà bởi giọng nói vừa rụt rè vừa quyết tâm đó chỉ có thể ở người có đôi mắt rất sáng này. Em mặc trang phục khá đẹp, áo sơ-mi và váy. Chỉ có điều chúng hơi cũ và hơi rộng so với thân hình gầy nhỏ.
“Tôi nhận ngay ra Sương trong các em đến phỏng vấn. Không phải vì em là một trong hai em nữ, mà bởi giọng nói vừa rụt rè vừa quyết tâm đó chỉ có thể ở người có đôi mắt rất sáng này”
Sue phỏng vấn chính. Tôi giữ vai trò ghi chép và hỗ trợ ngôn ngữ trong trường hợp có vấn đề nào các em không hiểu. Khi Sương bước vào, sếp tôi chú ý ngay. Bà đặt câu hỏi nhiều hơn hẳn các em khác. Sương trả lời bằng tiếng Anh khá tốt, dù hơi cứng nhắc theo kiểu một người tự học. Em cho biết ba em mất sớm, má đã rất cố gắng, làm đủ mọi việc để em được học hành đầy đủ. Một ngày, em chia thời gian xen kẽ, vừa học, vừa làm việc nhà. Khi Sue hỏi về dự định tương lai, em bày tỏ nhất định sẽ theo học ngành nông nghiệp và thực phẩm, để tham gia vào công nghiệp chế biến, giúp ích cho mọi người, nhất là bà con nông dân. Sue gật gù, nhưng đôi mắt bà vẫn băn khoăn điều gì đó.
Hai ngày sau danh sách nhận học bổng đã chốt. Không có tên Sương. Tôi hỏi lại Sue, bà nói ngay, đó là trường hợp bà phân vân hơn hết. Trong mười em đến gặp, Sương là cô bé có khát vọng học hành cao nhất, cách suy nghĩ logic và khác biệt nhất. Tuy nhiên, bà cảm thấy có gì đó mà cô bé này không nói ra. Rồi bà rút bộ hồ sơ của Sương, chỉ cho tôi chi tiết: Mẹ làm kinh doanh. Bà thở dài: “Một nữ thương gia chắc chắn không quá thiếu thốn rồi. Thôi chúng ta dành cơ hội cho các em nghèo hơn!” Khi tôi e-mail thông báo kết quả cho Sương, hai ngày sau em mới trả lời. Em chia sẻ em hơi buồn, nhưng sẽ cố gắng tìm một cơ hội khác.
Bẵng đi vài tháng, một chiều tối mưa to, xe máy hỏng nên tôi phải đi taxi từ văn phòng về nhà. Lúc đèn đỏ ở ngã tư, bỗng tôi nhìn thấy trên lề đường có một người phụ nữ đang quạt công nghiệp lửa bếp than luộc nồi trứng vịt lộn. Ngay kế bên bà ấy, đứng gồng người giữ chặt cây dù đảo qua đảo lại vì gió mạnh, chính là gương mặt không thể nhầm lẫn được của Sương. Tôi hấp tấp trả tiền, nhảy ra khỏi taxi.
Trong tối mưa đó, tôi được nghe câu chuyện của Sương, qua lời kể mộc mạc của má em. Sau khi ba em mất, hai má con từ quê lên thành phố kiếm sống. Nhờ vựa trứng quen bỏ mối, má em bán hột vịt lạt, hột vịt muối và hột vịt bắc thảo ở chợ. Tối đến thì làm nồi hột vịt lộn bán kiếm thêm. “Tui làm mọi thứ để con Sương có tiền đi học. Nó học giỏi lắm. Sang năm thi đại học nên bây giờ nó đi giúp việc thêm buổi sáng cho một gia đình khá giả trong xóm, để dành học phí. Họ cũng tốt, cho con Sương quần áo, sách vở hoài. Họ còn cho phép nó mượn máy vi tính, rồi cho mượn số điện thoại bàn để tiện liên lạc nữa đó. Má con tui ở nhà mướn, làm gì có điện thoại…”. Trong khi má kể, Sương vẫn ôm cán dù, gương mặt ngăm nâu in nụ cười mắc cỡ hiền lành.
“housework em làm hàng ngày là giúp việc nhà cho người khác để dành dụm tiền để kinh doanh mặt hàng quạt công nghiệp. Đợi chiều tối, tôi chở bà lên ngã tư, đi ngang qua nồi trứng của má con Sương. Sue không nói gì, nhưng tôi biết bà khóc rất nhiều”
Tôi thuật hết cho Sue nghe câu chuyện của cô bé hụt học bổng. Tôi giải thích cho bà, rằng có một khoảng cách rất lớn giữa businesswoman và người bán trứng lẻ, rằng cô bé đã không kể rõ, housework em làm hàng ngày là giúp việc nhà cho người khác để dành dụm tiền. Đợi chiều tối, tôi chở bà lên ngã tư, đi ngang qua nồi trứng của má con Sương. Sue không nói gì, nhưng tôi biết bà khóc rất nhiều.
Hai năm trôi qua. Tôi vẫn làm cho tổ chức giáo dục. Theo luân chuyển, Sue tới quản lý văn phòng ở một nước khác. Chúng tôi thường e-mail cho nhau. “Chúng tôi” ở đây là bà sếp cũ, Sương và tôi. Sương hiện là sinh viên một trường đại học bờ Đông nước Úc. Em nhận được học bổng lớn của trường, bắt đầu từ lá thư giới thiệu hết lòng của Sue. Em hứa với chúng tôi rằng khi học xong sẽ về nước làm việc, giúp đỡ và tạo cơ hội cho nhiều người khác. Bởi đó là điều một người rất tốt từng làm với em.