399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Sống có trách nhiệm không chỉ là có trách nhiệm với hành động của bản thân mình mà còn biết quan tâm đến những người xung quanh. Điều này sẽ hình thành nên nhân cách tốt đẹp trong một đứa trẻ cả ở hiện tại và về sau. Đầu tiên là việc bỏ rác vào thùng rác công cộng khi ra đường.
Công ty dược phẩm An Thiên Hành động nhỏ, ý thức không cao
Dược phẩm An Thiên Em Phương Thúy (Q.3) vui mừng khi được người dì dẫn đi xem phim hoạt hình Rio, vì cô bé rất yêu thích các nhân vật đáng yêu của bộ phim. Càng thích thú hơn khi dì mua bỏng ngô, nước uống để vừa xem phim vừa thưởng thức đồ ăn vặt. Bộ phim kết thúc, các bé ra về bỏ lại ngổn ngang nào là vỏ hộp đựng bỏng ngô, vỏ lon nước uống… khắp rạp. Thấy “hiện trường” ngổn ngang rác, chị Hồng Lan (dì của Thúy) hỏi: “Sao con không bỏ rác vào thùng?”. “Có người dọn rác dọn rồi dì à. Họ là nhân viên ở đây, và khán giả không cần phải làm…”, Thúy vô tư trả lời.
Hành động xả rác của các bé khiến không ít người tự hỏi: Giá như các em nhỏ có trách nhiệm với số rác của mình, mỗi em một tay cầm bỏ đúng chỗ thì khán phòng sẽ sạch đẹp hơn, nhân viên dọn rác đỡ vất vả hơn. Riêng bản thân chị Lan không khỏi buồn lòng trước hành động của cháu gái và những đứa trẻ khác. Chúng chưa có trách nhiệm trước hành động của bản thân, đồng nghĩa với ý thức chưa cao cũng như phép lịch sự còn thấp.
Điều đáng nói, không riêng ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng còn kém mà còn nhiều hành động khác thể hiện trẻ không hiểu được việc mình làm, hay đúng hơn là thiếu trách nhiệm. Nhiều người lớn cho rằng, chính từ sự thiếu trách nhiệm này khiến trẻ không để ý, không hiểu đến cảm giác của người xung quanh. Chị Bích Hồng (Q.Bình Thạnh) kể: “Có lần dừng đổ xăng, tôi thấy một cậu bé khoảng 7 tuổi được mẹ cho 5 ngàn đồng giúp cụ già tàn tật. Việc làm thật ý nghĩa nhưng người đi đường không thiện cảm trước hành động cậu bé chạy đến quẳng mạnh tờ tiền xuống chiếc mũ của cụ già như một việc bố thí cho xong trách nhiệm. Giá mà cậu bé thực hiện một cách nhẹ nhàng, lễ phép thì hành động giúp đỡ ấy có giá trị ý nghĩa hơn, và người nhận sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, cậu bé chưa làm được và không hiểu được điều này.
Nói về cách cư xử của trẻ nhỏ ngày nay, ThS. tâm lý Võ Thị Tường Vy (Khoa Giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ: “Có không ít trẻ thiếu đi trách nhiệm trong hành động của bản thân, không hiểu được suy nghĩ và không cảm nhận được cảm giác của người xung quanh. Nguyên nhân là do người lớn không để ý, không quan tâm nhắc nhở, chỉ bảo. Chính người lớn tạo điều kiện cho trẻ, trẻ chỉ hiểu đó là quyền lợi bản thân được làm và việc làm hết sức bình thường, không ảnh hưởng gì đến người khác. Điều này sẽ hình thành thói quen không hay, ăn sâu vào tính cách hiện tại lẫn về sau của trẻ”.
Quyền lợi đi đôi với trách nhiệm
Trẻ có trách nhiệm với hành động của bản thân sẽ hiểu mình đang làm gì, hiểu được cảm xúc của người xung quanh, từ đó trẻ có suy nghĩ sâu sắc, biết quan tâm, sống có trách nhiệm hơn. Tất cả những giá trị này phụ thuộc vào sự chỉ bảo của người lớn. Mỗi lời nói của người lớn luôn được trẻ xem là đúng và noi theo. Vì thế phụ huynh cần làm gương, dạy cho trẻ những giá trị này ngay từ nhỏ, giúp trẻ phân biệt nên làm gì, cần làm những gì và không nên làm gì…
Theo ThS. Võ Thị Tường Vy, có nhiều cách và cơ hội trong việc dạy trẻ sống có trách nhiệm với bản thân và hành động của mình từ những sự việc diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta. Như để ý, nhắc nhở trẻ cần giữ vệ sinh, quét dọn nhà cửa, dọn dẹp đồ đạc ngăn nắp, gọn gàng, biết rửa chén...; ra ngoài đường thì vứt rác đúng chỗ. Một số gia đình thương con bằng cách làm tất cả mọi việc: Cha mẹ dọn dẹp đồ chơi, sách vở khi con vứt bừa khắp nơi, trẻ không phải đụng chân đụng tay… từ đó trẻ chỉ biết đến quyền lợi mà không biết đến trách nhiệm dẫn đến chây lười, ỷ lại người khác. Vì thế, cha mẹ thương con thì nên chỉ bảo các em biết cách làm việc, tự chăm sóc bản thân.
ThS. Võ Thị Tường Vy cho biết thêm, cha mẹ nên tận dụng mọi khoảnh khắc trong cuộc sống như khi đi chơi công viên thì nhắc trẻ không giẫm đạp lên cỏ; ra đường gặp người khó khăn, thấy người già qua đường nên giúp đỡ… Song song đó, cha mẹ phải hướng dẫn cách làm, giải thích hành động của bản thân. Ví dụ: Khi giúp đỡ người ăn xin thì nên đưa bằng hai tay, làm sao thể hiện sự quan tâm thực sự chứ không phải là hành động bố thí. Có không ít phụ huynh đưa tiền cho trẻ làm việc tốt nhưng chỉ ợm ờ “con mang tiền cho ông, cho bà” một cách qua loa, mà không hướng dẫn. Như vậy trẻ thực hiện hành động đôi khi không đúng cách và không hiểu hết ý nghĩa, giá trị hành động dẫn đến tác dụng ngược.
Ngoài ra, cha mẹ không quên thừa nhận, khen ngợi trước những hành vi tốt đẹp của trẻ để các em có niềm vui, hiểu việc làm của mình có giá trị. Bởi vì có những việc vốn được xem là nhỏ nhưng lại có tác động lớn lên ý thức của trẻ.
Do đó, được dạy từng ngày thì trẻ có thể hình thành nên những hành vi tốt đẹp.
Xem thêm thùng rác công cộng tại: