Giao thương doanh nghiệp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Tin tức
  • Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập

Đề bài: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh đây được coi là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục. Nó quyết định sự sống còn đối với dân tộc Việt Nam ta. Có thể nói bản Tuyên ngôn Độc lập là kết tinh trí tuệ của thời đại, là kết quả của “bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng” của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An,  Là một người chuyên viết về những tác phẩm chủ yếu phục vụ cho sự nghiệp chính trị. Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe . Bản tuyên ngôn độc lập được ra đời vào Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, người soạn thảo bản Tuyên ngôn và sau đó, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước 50 vạn đồng bào.

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hổn, đầy sức thuyết phục. Nên từ đâu tác phẩm ngouwoif đã nêu lên hoàng loạt các chi tiết, bằng những vấn đề rất cụ thể mà sắc bén.

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Để làm nỗi bật thêm người đã đưa ra lý lẽ sắc bén hơn, vừa khéo léo vừa kiên quyết. Khéo léo vì tỏ ra tôn trọng chân lí chung dù chân lí ấy của các nước đang là kẻ thù gây ra. Cách nêu dẫn chứng ấy cũng hàm chứa một sự phê phán. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ- những kẻ xâm lược đã chà đạp lên chân lí, chà đạp lên lương tâm và lý tưởng của cha ông chúng. Đó là cách dùng lí lẽ của kẻ thù để chống lại kẻ thù, dùng gậy ông đập lưng ông. Hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ đều nhấn mạnh quyền con người, Bác nói thêm về quyền dân tộc. Câu nói của Người mở đầu cho trào lưu giải phóng dân tộc trên khắp thế giới. Đồng thời, đặt Bản tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với hai bản tuyên ngôn đã nêu. Để mục đích tạo sự thuyết phuc đối với người đọc.

Không những thế,bên cạnh những giá trị to lớn đã nói ở trên, bản Tuyên ngôn còn là một bản văn chính luận tiêu biểu xuất sắc. Nó đã được viết trong cơn trở dạ của lịch sử để tạo ra bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời nó cũng là kết quả của niềm khao khát tự do, độc lập cháy bỏng của dân tộc Việt Nam đã tích tụ hàng ngàn năm. Bởi vậy, người đọc luôn luôn bị sự chinh phục lớn lao, mạnh mẽ của một áng hùng văn được kết tinh bởi trí tuệ và tâm huyết Hồ Chí Minh — Người con ưu tú của dân tộc — và bởi tự ban thân tác phẩm - tiếng nói chân lí của thời đại.

Về kinh tế Bác đã nhấn mạnh đưa tội ác của thực dân Pháp vào bản tuyên ngôn. Lập luận như vậy là Bác muốn tranh thủ sự ủng hộ của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc bảo vệ nền Độc lập. Bác còn phơi bày Người kết tội thực dân Pháp một cách hùng hồn và đanh thép như vậy nhằm phơi bày bản chất tan bạo, dã man của thực dân Pháp, lột mặt nạ “khai hoá’, “bảo hộ” của chúng trước nhân dân thế giới, khơI lòng căm thù của nhân dân ta với thực dân Pháp.

Một mạnh nêu lên dẫn chứng thuyết phục mọi người, mặt khác Bác lại nêu cơ sở chính nghĩa của việc thành lập nước Việt Nam mới. Việt Minh là tổ chức cách mạng của toàn bộ dân tộc Việt Nam. Việt minh đã đứng về phe đồng minh, đã chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật và đã giành chính quyền từ tay Nhật. Hai lần Người nhấn mạnh nền Độc lập của đất nước bẳng những câu văn điệp ngữ mạnh mẽ

Mọi chân lí đều hết sức giản dị. Đây cũng là phẩm chất tiêu biểu tạo nên vẻ đẹp đầu tiên của Bản Tuyên ngôn Độc lập. Ít có tác phẩm chính luận nào trong văn học xưa nay lại có bố cục ngắn gọn, súc tích như vậy.

Với mục đích là một thông điệp chính trị, bản Tuyên ngôn nhằm hướng tới những mục đích thức thời, quan trọng có tính cấp thiết, bức bách, nước sôi, lửa bỏng. Trong một tình thế như vậy, sự ngắn gọn, mạch lạc sẽ tạo nên hiệu quả thông tin nhanh chóng và triệt để. Tất nhiên, khống phải sự ngắn gọn nào cũng tạo nên tính chất súc tích, cô đọng và không phải sự cô đọng nào cũng hàm chứa sức mạnh. Bản Tuyên ngôn dường như chỉ xoáy sâu vào hai vấn đề lớn. Thứ nhất: phủ nhận hoàn toàn quyền dính líu tới Việt Nam của thực dân Pháp; thứ hai: khẳng định quyền độc lập và quyết tâm sắt đá bảo vệ quyền độc lập đó.

Vì những mục tiêu này, các ý tưởng, các kiểu câu đều tuân theo nguyên tắc mạch lạc, ngắn gọn, sáng sủa. Như đã nói ở trên, văn kiện lịch sử này không chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào mà còn trước thế giới. Đây còn là thái độ của chúng ta trước kẻ thù, cho nên, bản Tuyên ngôn Độc lập đã mở đầu bằng việc viện dẫn hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng của hai cường quốc Pháp và Mĩ, từ đó suy rộng ra về quyền độc lập dân tộc như một lẽ phải không ai chối cãi được. Vậy mà hơn 80 năm, thực dân Pháp đã bất chấp lẽ phải ấy; chúng lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để nô dịch nhân dân ta. Hành động của chúng là sự chà đạp lên chân lí, trái với đạo lí và chính nghĩa, đi ngược lại những lời tuyên ngôn mà Cách mạng Pháp đã đề ra. Không chỉ tố cáo những tội ác của thực dân Pháp, tác giả bản Tuyên ngôn còn vạch trần bộ mặt phản bội của chúng, khẳng định một cách dứt khoát quyền tự do, độc lập chính đáng của dân tộc Việt Nam.

Điều cần nói là, bản Tuyên ngôn đã không khởi đầu bằng việc nêu lên truyền thông chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền dân tộc từng chói ngời trong sử sách qua các triều đại Đinh, Lí, Trần, Lê... mà xuất phát từ các nguyên tắc do chính các nước tư bản đã nêu ra và thừa nhận, đặc biệt là các nước thuộc phe Đồng minh. Rõ ràng trong lập luận, tác giả bản Tuyên ngôn vừa chứng tỏ sự tôn trọng thành quả văn hóa của nhân loại, vừa ngầm buộc các cường quốc phải tự ngẫm lại mình mà thừa nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị to lớn, đồng thời là một tác phẩm chính luận đanh thép không những tố cáo tội ác của thực dân Pháp mà còn đưa ra những lý lẽ sâu sắc cho nền độc lập dân chủ nước nhà. Thực sự Tuyên Ngôn Độc Lập đã mở đầu cho kỷ nguyên độc lập tự do, tạo điều kiện cho sự thay đổi căn bản của đời sống nhân dân  và là một cột mốc lịch sử, nó chấm dứt giai đoạn mất nước, giai đoạn nhân dân ta sống kiếp ngựa trâu, nô lệ của dân tộc, nó mở đầu một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên Độc lập tự do.