Giao thương doanh nghiệp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Kinh doanh
  • Bát nháo hoạt động quảng cáo

Bát nháo hoạt động quảng cáo

Trong mỗi bữa cơm của đa số gia đình người Việt không thể thiếu một thứ gia vị là nước mắm. Bình quân mỗi năm, cả nước tiêu thụ từ 180 - 200 triệu lít nước mắm. Chính vì vậy mà gần đây, nhiều doanh nghiệp (DN) ra sức quảng cáo sản phẩm này trên các phương tiện thông tin đại chúng để tăng doanh số bán hàng.

Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Vừa qua, một đài truyền hình đã phát quảng cáo nước mắm của Masan Food với nội dung: một em bé đang định chấm thức ăn vào bát nước mắm để trên bàn thì bị mẹ ngăn lại với lý do trong nước mắm vẫn còn vi khuẩn; em bé nói nước mắm đã đun sôi rồi thì người mẹ lại tiếp tục khẳng định ngay cả nước mắm đã đun sôi vẫn chưa hết sạch vi khuẩn...

Công ty dược phẩm An Thiên  Muôn vàn kiểu "nâng lên hạ xuống"

Dược phẩm An Thiên Sản phẩm nước mắm Kabin cua Công ty CP Thực phẩm Hồng Phú cũng được quảng cáo là nước mắm ngon siêu sạch được ứng dụng công nghệ tiệt trùng UHT vào quá trình sản xuất, giúp khử sạch các vi khuẩn gây hại, bảo lưu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, mang lại sản phẩm nước mắm vệ sinh, an toàn, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng (NTD).

 Những thước phim quảng cáo này gây hoang mang cho không ít NTD: làm sao để biết được nước mắm nào đạt tiêu chuẩn, nước mắm nào nhiễm khuẩn. Nhiều chuyên gia về thủy sản lên tiếng phản đối về nội dung đoạn quảng cáo này là hoàn toàn phản khoa học, gây hiểu lầm và vô hình trung ám chỉ nước mắm truyền thống không an toàn.

 Ts. Trần Thị Dung - chuyên gia công nghệ chế biến thủy sản và quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), cho biết nước mắm trên thị trường được phân thành 2 loại: truyền thống và công nghiệp. Thành phần của nước mắm truyền thống chủ yếu là muối ăn bão hòa và a-xit a-min tự do ở nồng độ cao, nên hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản, không có vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người.

 Nước mắm công nghiệp là loại được pha chế từ nước mắm truyền thống (cũng có thể từ nguồn đạm hòa tan khác),

bổ sung thêm phẩm màu, chất tạo ngọt nhân tạo (các loại đường, mì chính…), hương nhân tạo (hương cá hồi…) và một số chất hỗ trợ chế biến khác, đặc biệt là được bổ sung chất bảo quản để phòng thối.

 Một cán bộ tại Viện Công nghệ thực phẩm Bách Khoa (Hà Nội) khẳng định: "Làm gì có nước mắm siêu sạch. Đó chỉ là quảng cáo, chỉ khổ NTD cứ thấy thế là lo nơm nớp".

 Thị trường hạt nêm cũng từng loạn quảng cáo với những câu slogan thổi phồng: "ngon từ thịt, ngọt từ xương", rồi "100% làm từ thịt thăn và xương ống" khiến bao người nội trợ thở phào vì yên tâm từ nay đã có sản phẩm thay thế cho mì chính vừa ngon, ngọt, bổ rẻ mà không lo bị ung thư. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm hạt nêm thực chất là siêu bột ngọt. Có loại hạt nêm từng được quảng cáo là "không bột ngọt" nhưng xét nghiệm của Viện Vệ sinh y tế công cộng Tp.HCM cho thấy có đến 30% lượng bột ngọt (mì chính) trong hạt nêm, cao hơn rất nhiều lần lượng "chiết xuất từ thịt và xương" như quảng cáo.

 Không ít sản phẩm đã được quảng cáo công dụng, chức năng quá sự thật, gây hiểu lầm và thiệt hại cho NTD

 Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế), cho biết gần đây có nhiều quảng cáo nhạy cảm bị yêu cầu chỉnh sửa do gây hiểu nhầm cho NTD. Một số quảng cáo còn cố tình mập mờ, lấy một thành phần rất nhỏ có trong sản phẩm nhưng lại đặt tên cho sản phẩm đó.

 Cần nâng chế tài xử phạt

 Chẳng hạn sản phẩm Mì khoai tây Omachi được quảng cáo là những vắt mì chống nóng làm từ khoai tây và trứng khiến người xem lầm tưởng những sợi mì của Omachi được làm bởi trứng và khoai tây nguyên chất, nhưng đọc mỏi mắt mới thấy trong vô số thành phần tạo nên mì Omachi thì khoai tây, trứng chỉ chiếm tỷ lệ cực nhỏ. Chẳng hạn: trên gói mì Omachi xốt bò hầm 82g ghi: Vắt mì gồm: bột mì, dầu shoterning, tinh bột khoai mì, tinh chất từ bột khoai tây (20g/kg), bột trứng sấy: 1g/kg…

 Theo ông Phong, có một thực tế là để chạy đua về doanh số, nhiều đơn vị nhận quảng cáo chỉ yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép lưu hành sản phẩm, chứ không mấy quan tâm, kiểm chứng nội dung quảng cáo có đúng sự thật hay không. Trong khi đó, cơ quan chức năng chưa thực sự vào cuộc để kiểm chứng, xử lý.

 Chế tài xử phạt còn quá nhẹ. Do vậy, không ít sản phẩm đã được quảng cáo công dụng, chức năng quá sự thật, gây hiểu lầm và thiệt hại cho NTD.

 Để góp phần chấn chỉnh sự lộn xộn trong hoạt động quảng cáo, Điều 8 Nghị định 19/2012/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD quy định: Phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân là bên thứ ba cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp; không có chứng cứ chứng minh hoặc không kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ.

 Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông là bên thứ ba không có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối NTD. Nói cách khác, đài truyền hình nếu vi phạm trách nhiệm cung cấp thông tin cho NTD thì có thể bị phạt tiền ở mức cao nhất là 50 triệu đồng và có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 3 - 12 tháng.

 Nhiều ý kiến cho rằng muốn chấn chỉnh hoạt động quảng cáo thì phải nâng mức xử phạt lên tương đương với giá trị hợp đồng quảng cáo, chẳng hạn hợp đồng có giá trị 500 triệu đồng thì mức phạt cũng phải là 500 triệu đồng nếu phát hiện sai phạm, có như vậy mới đủ sức răn đe DN không "tâng bốc" sản phẩm của mình.